Thứ Sáu, 01/03/2024, 22:45 (GMT+7)
.

Sở Công thương Tiền Giang: Chủ động triển khai nhiệm vụ ngay từ đầu năm

(ABO) Ngay từ đầu năm, Sở Công thương tỉnh Tiền Giang chủ động lên kế hoạch, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm theo chương trình công tác năm.

Theo Giám đốc Sở Công thương Lưu Văn Phi, thực hiện chỉ đạo của các cấp, các ngành về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, Sở Công thương đã chủ động phối hợp doanh nghiệp (DN) kinh doanh, phân phối trên địa bàn tỉnh cung ứng tốt hàng hóa, dịch vụ thiết yếu ở các địa phương.

Theo dõi, nắm bắt thông tin tình hình tiêu thụ của các DN, hợp tác xã cung ứng ứng hàng hóa nông sản cho các hệ thống cửa hàng, siêu thị, chợ... để có giải pháp hỗ trợ điều phối hàng hóa kịp thời
Sở Công thương tiếp tục theo dõi, nắm bắt thông tin tình hình tiêu thụ của các DN, hợp tác xã cung ứng hàng hóa nông sản cho các hệ thống cửa hàng, siêu thị, chợ... để có giải pháp hỗ trợ điều phối hàng hóa kịp thời.

Kết quả, trước, trong Tết Nguyên đán, nguồn cung hàng hóa dồi dào, mẫu mã, chủng loại đa dạng, phong phú ở cả các chợ truyền thống và các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích. Một số chương trình khuyến mại, giảm giá sâu vào những ngày sát tết nên giá cả hàng hóa ổn định.

Năm 2024, kế hoạch phát triển ngành Công thương tỉnh được xây dựng trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức và thuận lợi đan xen. Mục tiêu chung của ngành là tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, như: Chế biến nông - lâm - thủy sản, dệt may, công nghiệp điện và năng lượng tái tạo.

Trong đó, ngành sẽ lựa chọn, ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, thiết bị tiên tiến hiện đại, thân thiện với môi trường. Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại sẽ tiếp tục được chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ; hỗ trợ DN, nông dân tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường, đầu tư nguồn vốn, phát triển nguồn nhân lực, thương hiệu, kết nối xây dựng chuỗi giá trị... góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu của tỉnh năm 2024 như: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 ước đạt 89.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu khoảng 5 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu khoảng 2,5 tỷ USD.

Năm 2024, Sở Công thương Tiền Giang thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình hoạt động và những ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh các DN để kịp thời tham mưu, đề xuất tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để duy trì ổn định hoạt động sản xuất.
Năm 2024, Sở Công thương Tiền Giang thường xuyên theo dõi, nắm tình hình hoạt động  sản xuất, kinh doanh các DN để kịp thời tham mưu, đề xuất tháo gỡ khó khăn.

Để đạt mục tiêu này, ngành Công thương tiếp tục theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc thực hiện quy hoạch các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh: Phối hợp, nắm bắt thông tin có liên quan đến công tác triển khai hoạt động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để kịp thời đề xuất các giải pháp hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ thực hiện các khu, cụm công nghiệp theo chủ trương chung của Trung ương và địa phương.

Trên lĩnh vực năng lượng, Sở Công thương tiếp tục theo dõi, đôn đốc việc thực hiện đầu tư các công trình lưới điện theo Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2025, đảm bảo cung cấp đủ điện, ổn định cho các khu, cụm công nghiệp, dự án trọng điểm của tỉnh; sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Trong đó tập trung một số công trình như: Xây dựng mới các trạm biến áp 110 kV, đường dây 110 kV mạch 2 từ Trạm 220 kV Cần Đước 2 - Gò Công - Trạm 220 kV Mỹ Tho 2…

Ở lĩnh vực thương mại, Sở Công thương tiếp tục phát triển hạ tầng thương mại, đôn đốc theo dõi tiến độ thực hiện các dự án thương mại ngoài ngân sách, mời gọi đầu tư các dự án thương mại từ nguồn vốn ngoài ngân sách tỉnh. Đồng thời, hỗ trợ các xã, huyện phấn đấu đạt xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, huyện nông thôn mới năm 2024 đối với tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.

Hỗ trợ DN thực hiện các cuộc kết nối song phương, các sự kiến xúc tiến thương mại do DN đề xuất và tổ chức.
Hỗ trợ DN thực hiện các cuộc kết nối song phương, các sự kiện xúc tiến thương mại do DN đề xuất và tổ chức.

Ngành thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình hoạt động và những ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh các DN để kịp thời tham mưu, đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để duy trì ổn định hoạt động.

Ngành cũng theo dõi, nắm bắt thông tin tình hình tiêu thụ của các DN, hợp tác xã cung ứng hàng hóa nông sản cho các hệ thống cửa hàng, siêu thị, chợ... để có giải pháp hỗ trợ điều phối hàng hóa kịp thời khi có hiện tượng khan hiếm, ách tắc. Đồng thời, kịp thời thông tin đến các DN, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh về các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh; hỗ trợ DN thực hiện các cuộc kết nối song phương, các sự kiện xúc tiến thương mại do DN đề xuất và tổ chức.

Song song đó, Sở Công thương  tiếp tục tập trung đổi mới và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại hướng đến các thị trường mới, thị trường còn tiềm năng và các thị trường ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát và tăng trưởng khả quan (ASEAN).

Cùng với đó là đẩy mạnh khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do; tạo thuận lợi, tăng cường chuyển đổi số trong công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ CO ưu đãi, qua đó hỗ trợ DN tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA. Để đảm bảo an ninh lương thực và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững, Sở phối hợp với Bộ Công thương, Cục Quản lý thị trường kiểm tra, cung cấp thông tin trong điều hành xuất khẩu gạo, đảm bảo cung cầu mặt hàng gạo, góp phần bình ổn giá gạo, an ninh lương thực theo Chỉ thị 24 của Thủ tướng Chính phủ.

L. OANH

 

 

 

 

.
.
.